- Những cấp học chúng ta trải qua.
Tên gọi các loại váy bằng tiếng Anh
Váy đầm liền, váy bó sát cơ thể, váy xòe… trong tiếng Anh có tên là gì. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các tên gọi khác nhau trong tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo để nâng cao vốn từ vựng nhé.
Mỗi loại váy có cái tên tiếng Anh khác nhau
- Princess Dress: Váy có phần thân ôm sát và nhấn eo như công chúa.
- Polo Dress: Váy có phần thân trên giống áo thun cổ bẻ Polo.
- Sheath Dress: Đầm ngắn dáng ôm cơ bản áo dài tay.
- Coat Dress: Những chiếc váy được cách điệu từ áo khoác dáng dài với 2 hàng cúc.
Các kiểu váy đầm liền cách điệu
- House Dress: Kiểu váy sơmi cổ điển, dáng dài, có 2 túi lớn phía trước.
- Shirtwaist Dress: Kiểu váy dáng dài áo cổ bẻ, thân váy có một hàng cúc trải dài.
- Drop waist Dress: Kiểu váy hạ eo hay còn gọi là váy lùn.
- Trapeze Dress: Váy suôn xòe rộng từ trên xuống.
- Sundress: Hình dáng váy xòe, xếp ly tựa ánh mặt trời với kiểu váy hai dây.
- Wraparound Dress: Kiểu váy có phần đắp ngực chéo
- Tunic Dress: Kiểu váy dáng dài tay suôn thẳng, không xòe
- Jumper: Váy khoét nách cổ xẻ sâu
- Inverted Pleat: Kiểu váy xếp hai ly mặt trong giúp váy có độ ôm vừa phải hoặc xòe nhẹ nên khá thoải mái khi di duyển
- Kick Pleat: Giống như Inverted Pleat nhưng là kiểu váy xếp một ly mặt trong.
- Accordion Pleat: Váy xếp ly nhỏ như những nếp gấp trên chiếc đàn accordion.
- Top Stitched Pleat: Cũng là loại váy xếp nhiều ly nhưng có phần hông ôm, và xòe ở khoảng 2/3.
- Knife Pleat: Váy với đường xếp ly cỡ lớn, bản rộng từ 3 – 5cm.
Dựa vào đặc điểm của từng loại váy để xác định tên gọi trong tiếng Anh
- Gather Skirt: Có độ bồng và mềm mại hơn do những nếp gấp xếp nhún được bắt đầu từ eo nhưng không theo tỉ lệ đều như các mẫu xếp ly ở trên.
- Yoke Skirt: Váy có phần hông ôm nhưng ranh giới giữa phần hông ôm và phần xòe rõ ràng hơn bởi chúng thường được may từ hai phần vải tách rời.
- Ruffled Skirt: Là kiểu váy tầng.
- Straight Skirt: Dạng váy ống suôn thẳng từ trên xuống
- Culottes/Pen Skirt: Quần giả váy
- Sarong: Kiểu váy giống như một tấm vải quấn, buộc túm.
- Sheath Skirt / Pencil Skirt: Là dáng váy bút chì.
- Kilt: Tên gọi riêng của những chiếc váy ca rô truyền thống người Scotland.
- Wraparound skirt: Váy đắp dáng tulip.
- Gored Skirt: Kiểu váy có độ xòe nhẹ.
- A Line Skirt: Dáng váy chữ A.
- Box Pleated skirt: Váy có phần gấu xòe uốn lượn khá mềm mại do người may dùng kỹ thuật cắt vải để tạo độ xòe.
- Semi- Circular Skirt / Circular Skirt: kiểu váy dựa trên độ xòe lớn dần.
- Buttoned Straight Skirt: Dáng váy đính một hàng cúc dọc trải dài.
- Fixed Box Pleat Skirt: Váy có phần hông chiết ly giúp dáng váy đứng và ôm, còn phần gấu xếp ly bản lớn tạo độ xòe giúp thoải mái khi di chuyển.
- Knife Pleat Skirt: Phần xếp ly tập trung hai bên hông xuyên suốt chiều dài của váy.
- Gore Skirt: Váy có phần gấu xòe uốn lượn dài và kiểu dáng mềm mại hơn Box Pleated Skirt.
Như vậy không chỉ đơn giản sử dụng từ skirt hay dress để nói về váy, bạn còn có thể sử dụng nhiều từ khác để miêu tả tùy vào từng loại váy đó có kiểu dáng như thế nào. Thử gọi tên các loại váy bằng tiếng Anh trong tủ đồ của bạn xem nhé.
Academic pressure is a problem attracting the attention of society. So, what is the cause of this phenomenon? What impact does it have on our lives? In my opinion, the pressure to study comes from the mentality of most Vietnamese people attaching importance to degrees. Since then, a part of parents as well as schools, because they want their children and students to get high scores, set too many requirements, causing pressure on students. This phenomenon has many negative consequences. First of all, it deprives children of the opportunity to play and participate in physical activities when they have to spend too much time studying. At the same time, when children do not meet expectations and are scolded and blamed by adults, children are easily born with low self-esteem, depression and even depression. In fact, not long ago, public opinion was stirred up by the incident of a female student who committed suicide after being scolded by her parents for poor grades. In the face of this phenomenon, we all need to be aware of the pressure to study, so that we can behave in accordance with ourselves as well as the learning of those around us. The role of learning is undeniable. But we also need to balance learning as well as play to get the best results.
Áp lực học tập là đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó đem tới tác động như thế nào cho cuộc sống của chúng ta? Theo tôi, áp lực học tập xuất phát từ tâm lí coi trọng bằng cấp của đa số người Việt. Từ đó, một bộ phận các bậc phụ huynh cũng như nhà trường vì muốn con cái, học sinh được điểm cao mà đặt ra quá nhiều yêu cầu, gây nên sức ép cho học sinh. Hiện tượng này đã để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực. Trước hết, nó tước đi của trẻ em cơ hội được vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất khi phải dành quá nhiều thời gian cho việc học. Đồng thời, khi không đạt được kì vọng và chịu sự la mắng, trách móc của người lớn, trẻ em dễ sinh ra tự ti, chán nản và thậm chí là trầm cảm. Trên thực tế, cách đây không lâu, dư luận từng dậy sóng trước sự việc một nữ sinh tự tử sau khi bị bố mẹ mắng vì điểm kém. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được về áp lực học tập, từ đó có cách ứng xử phù hợp với chính bản thân mình cũng như việc học của những người xung quanh. Vai trò của việc học là không thể phủ nhận. Nhưng chúng ta cũng cần cân bằng giữa học tập cũng như vui chơi để có được kết quả tốt nhất.
Áp lực tiếng Anh là gì? Áp lực trong tiếng Anh được gọi là “pressure”, phiên âm là /ˈprɛʃər/.
Áp lực là một trạng thái hoặc tình huống mà người hoặc thứ gì đó phải đối mặt với sức ép, yêu cầu hoặc trách nhiệm cần phải thực hiện một cách hiệu quả hoặc đúng hạn. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như công việc, học tập, cuộc sống cá nhân, và nhiều yếu tố khác.