Môi trường lãi suất cao, tiền tiết kiệm trong thời gian đại dịch cạn dần và tăng trưởng thu nhập thấp là các yếu tố tác động tới sức chi tiêu của người dân Mỹ
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?
Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;
- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.
- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.
- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.
- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.
Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.
Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...
Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.
GDP Triều Tiên có thể đã tăng 3,1% trong năm 2023, mức lớn nhất kể từ năm 2012, theo ước tính của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK).
BOK công bố ước tính của mình về nền kinh tế Triều Tiên kể từ năm 1991, dựa trên thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, gồm các cơ quan tình báo và thương mại nước ngoài, dữ liệu từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc. Theo Reuters, các ước tính của BOK là một trong những chỉ số đáng tin cậy về hoạt động kinh tế tại Triều Tiên, nơi không công bố dữ liệu chính thức.
Sau 3 năm liên tiếp suy giảm, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh năm qua nhờ thương mại với Trung Quốc tăng lên sau khi các biện pháp kiểm soát biên giới trong đại dịch được nới lỏng, theo BOK.
"Mặc dù các lệnh trừng phạt vẫn còn, nền kinh tế tăng trưởng nhờ các hạn chế liên quan đến Covid được nới lỏng, tăng trưởng thương mại với Trung Quốc và điều kiện thời tiết thuận lợi, một quan chức BOK cho biết.
Kim ngạch thương mại của Triều Tiên tăng 74,6% lên 2,77 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, thương mại song phương Triều Tiên - Trung Quốc chiếm 98,3%. Xuất khẩu tăng vọt 104,5% vào 2023, dẫn đầu là giày dép, mũ và tóc giả, trong khi nhập khẩu tăng 71,3% với nhu cầu phân bón tăng đột biến.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát Nhà máy máy kéo Kumsong ngày 23/8/2023. Ảnh: KCNA
Năm 2023, công nghiệp chiếm 30,7% cơ cấu kinh tế Triều Tiên, trong khi nông nghiệp và xây dựng lần lượt chiếm 22% và 11%. Sản lượng công nghiệp tăng 4,9%, nhanh nhất trong 7 năm, dẫn đầu là sản xuất các mặt hàng kim loại và tóc giả. Lĩnh vực xây dựng tăng trưởng 8,2%, nhanh nhất kể từ năm 2002 nhờ nhiều dự án nhà ở được triển khai. Còn lại, nông nghiệp tăng 1%
Mức thu nhập bình quân đầu người danh nghĩa của Triều Tiên năm 2023 ước tính là 1,59 triệu won (1.147,56 USD).
Trước đó, nền kinh tế Triều Tiên suy giảm 0,2% vào năm 2022, 0,1% năm 2021 và 4,5% năm 2020 trong bối cảnh các hạn chế liên quan đến Covid-19 và lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.
BOK đánh giá sự phục hồi trong năm 2023 là tạm thời nhưng cũng có những yếu tố tích cực như khả năng tăng trưởng hơn nữa trong thương mại với Trung Quốc và mở rộng hợp tác kinh tế với Nga.
Tháng trước, Bình Nhưỡng và Moskva đã nhất trí mở rộng hợp tác trong thương mại, kinh tế và đầu tư trong chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Triều Tiên.
Cùng tham dự diễn đàn có lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các đối tác phát triển, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và các chuyên gia hàng đầu về kinh tế tuần hoàn.
Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam năm 2023 là cơ hội để trao đổi và thảo luận về cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.
Tại diễn đàn, giới thiệu các mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai; các cơ chế tài chính thúc đẩy thị trường carbon, nguồn tài chính đổi mới cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái cũng như huy động sự tham gia của tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện kinh tế tuần hoàn thời gian tới.
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu đề dẫn tại Diễn đàn.
Phát biểu đề dẫn và khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết: Trong gần 40 năm qua, phát triển dựa vào các nguồn tài nguyên, lao động giá rẻ đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.
Trước những vấn đề đặt ra đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách khá kịp thời. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”; Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, các Nghị quyết của Đảng về các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp hóa, đô thị hóa, nông nghiệp - nông thôn - nông dân, phát triển các vùng... đã có định hướng.
Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam năm 2023.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định kinh tế tuần hoàn là “Mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm thiểu khai thác nguyên vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường”. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ đã quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, hướng dẫn chi tiết về tiêu chí, biện pháp, trách nhiệm, lộ trình và các cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết thêm, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng dự thảo “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn” để cụ thể hóa lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn được giao tại Điều 142 của Luật Bảo vệ môi trường và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành trước 31/12/2023.
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Tổ biên tập và nhóm chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường xây dựng “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn”. Kế hoạch được xây dựng trên nguyên tắc căn bản là: Phải đúng với định hướng của Đảng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu được đề ra có liên quan đến kinh tế tuần hoàn. Mặt khác, phù hợp với kinh nghiệm và xu hướng chung của quốc tế, khu vực ASEAN; tạo ra không gian mở và không tạo ra các rào cản để các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu dùng một cách thuận lợi nhất.
Dự thảo kế hoạch đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến 2025, đến 2030 cho thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Dự thảo đề xuất áp dụng 16 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp độ quốc gia phân theo ba nhóm, gồm: Nhóm chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo; nhóm chỉ tiêu về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế-xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững... Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động như hiện nay.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu ý kiến tại Diễn đàn.
Phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chia sẻ: Nếu như cách đây 5 năm, kinh tế tuần hoàn là một điều rất xa, chỉ nằm trên nghiên cứu, nhưng nay là giải pháp, là bước tiến trên chặng đường phát triển bền vững. Chúng ta không thể phát triển như trước, nếu dựa vào khai thác tài nguyên. Bởi vậy, con đường đi và xu thế, dòng chảy chính của thời đại không thể khác được.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc phát triển kinh tế tuần hoàn không thể bàn mãi về lý thuyết, nếu không có mục tiêu rõ ràng thì không thể thực hiện. Phải phát triển và giữ được tài nguyên mãi mãi trường tồn, ở đây phải là tài nguyên tái tạo, tài nguyên tri thức. Đòi hỏi chúng ta phải chuyển lý luận thành chính sách và khuôn khổ pháp lý, đặt ra mục tiêu cụ thể cho mỗi bên liên quan. Mọi chi phí, kết quả kinh tế phải được hạch toán, để thấy rằng tiếp cận kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích như thế nào?. Do vậy, Chính phủ, doanh nghiệp, các nhà khoa học và mỗi người dân đều phải biến những điều phức tạp thành đơn giản, tạo ra sức mạnh cộng hưởng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, để thúc đầy kinh tế tuần hoàn, cần phải có một kế hoạch rõ ràng, các mục tiêu cụ thể và có sự đồng thuận lớn của toàn xã hội. Đồng thời, cần phải có một hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với trách nhiệm của các thành phần trong nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là động lực trung tâm, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Những chính sách cụ thể sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp thực hành kinh doanh kinh tế tuần hoàn một cách hiệu quả nhất.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đại biểu tham quan triển lãm của các doanh nghiệp tại Diễn đàn.
Ngoài ra, trong bản kế hoạch hành động quốc gia phải định hình về mặt tư duy, về định hướng, về ưu tiên, nhưng bản kế hoạch đó chỉ thực hiện được khi và chỉ khi từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực có mục tiêu cụ thể. Bản kế hoạch này chỉ thành công khi các lĩnh vực, các doanh nghiệp bắt tay với nhau và xây dựng cho mình những bản kế hoạch mang tính chất những lĩnh vực có thể hợp tác với nhau hiệu quả để phát triển nền kinh tế tuần hoàn.
Phó Thủ tướng cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và đề xuất khuyến nghị từ các tổ chức quốc tế cho Việt Nam để thúc đẩy chuyển sang kinh tế tuần hoàn nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu…
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi, chia sẻ một số nội dung như: Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn; cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường; các cơ chế tài chính thúc đẩy thị trường carbon, nguồn tài chính đổi mới cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái; huy động sự tham gia của tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải để thực hiện kinh tế tuần hoàn; các mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai thời gian qua.