Cập nhật bản đồ quy hoạch phân khu sông Hồng có vị trí cầu tứ liên chính xác.

Hà Nội thành lập Hội đồng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên

Viện Quy hoạch và Xây dựng Hà Nội được phân công làm nhiệm vụ lựa chọn đơn vị uy tín và quy định lập hồ sơ mốc giới đoạn từ cầu Tứ Liên đến trục đường QL3 và hồ sơ chỉ giới đường đỏ.

Đến tháng 8 năm 2017, Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đã bàn hành quyết định 5795/QĐ-UBND với mục tiêu lựa chọn phương án thiết kế, kiến trúc cho tổng thể  công trình xây dựng cầu Tứ Liên từ các đơn vị tham gia.

Quyết định này nhằm mục đích tìm kiếm phương án tốt nhất, khả thi nhất về quy hoạch, và đưa ý tưởng kiến trúc cho cầu Tứ Liên trong tương lai. Ngoài ra, chất lượng công trình và tiến độ thi công cũng là những yếu tố quan trọng cần đảm bảo.

Đến tháng 10 năm 2017, hội đồng tuyển chọn những ý tưởng hay, các phương án thiết kế kiến trúc tối ưu cho việc thi công dự án mới được thành lập thông qua quyết định 7256/QĐ-UBND.

Theo đó, hội đồng tuyển chọn gồm có 23 thành viên. Là những lãnh đạo của Thành phố Hà Nội và các cơ quan, ban ngành trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế kiến trúc.

Phối cảnh cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, kết nối đôi bờ sông Hồng.

Tháng 3 năm 2018, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ban hành thông qua quyết định 992/QĐ-UBND, qua đó phê duyệt quy chế tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên.

Các đơn vị kiến trúc tham gia sẽ đưa ra các phương án bảo vệ và được hội đồng tuyển chọn đánh giá thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Hình thức như sau:

Bước 1: Chọn 3 – 4 ý tưởng tốt nhất để đánh giá nâng cao, tư vấn hoàn thiện.

Bước 2: Lựa chọn phương án cuối cùng từ đó đi sâu nghiên cứu để phát triển.

WATG – một trong những đơn vị thiết kế hàng đầu thế giới cũng đánh giá rằng, cầu Tứ Liên có phương án thiết kế theo hình thức cầu dây văng. Phương án này phù hợp và khả thi nhất bởi nó vừa tăng tính thẩm mỹ vừa đảm bảo chất lượng và độ an toàn cao. Với chiều dài thân cầu gần 3km, cầu Tứ Liên sẽ là tuyến đường giao thông huyết mạch và là biểu tượng của Tây Hồ cũng như toàn huyện Đông Anh.

Cầu Tứ Liên sẽ trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô với thiết kế độc đáo

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5 km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên).

Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9 km, cầu chính dài 1 km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ.

Sơ đồ vị trí cầu Tứ Liên theo quy hoạch. Ảnh: Quyhoach.hanoi.vn.

Công trình nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) với mức đầu tư sơ bộ khoảng 20.000 tỷ đồng.

Dự kiến, khi vận hành, cầu Tứ Liên sẽ trở thành cầu dài nhất, đồng thời cũng là cây cầu có vốn đầu tư lớn nhất trong số những cây cầu bắc qua sông Hồng.Trong năm 2024, Hà Nội dự kiến khởi công 4 cây cầu vượt sông Hồng gồm: cầu Thượng Cát với tổng mức đầu tư khoảng gần 8.300 tỷ đồng, cầu Vân Phúc khoảng 3.444 tỷ đồng, cầu Hồng Hà khoảng gần 10.000 tỷ đồng và cầu Mễ Sở ước tính khoảng 4.881 tỷ đồng.

Cầu Tứ Liên là cầu quan trọng trong số 8 cầu dự kiến xây dựng mới trong khu vực đô thị trung tâm, kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Vành đai 3, khu vực đô thị của Đông Anh với trung tâm thành phố.

Dự án được tư vấn thiết kế bởi các chuyên gia của Mỹ với ý tưởng về phương án kiến trúc là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình.

Cầu Tứ Liên sẽ trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội.

Với thiết kế độc đáo của mình, đội ngũ kiến trúc sư và chuyên gia đã đưa ra hình dáng cây cầu dây văng mang đậm nét về lịch sử và văn hóa thủ đô Hà Nội. Cây cầu Tứ Liên trở thành cây cầu mang tính biểu tượng duy nhất trên thế giới kết hợp văng xoắn với hình chiếu không gian mang hình nón lá với tháp cầu lấy biểu tượng từ rồng thiêng.

Cụ thể, cầu được thiết kế là cầu dây văng, 2 hệ cột trụ được tạo dựng như hình ảnh của 4 con rồng đang từ mặt nước bay vút lên trời cao, kết hợp với hệ thống dây văng như những tia nước bám trên thân rồng đang bắn tung ra. Ý tưởng này gắn chặt với tên gọi Thăng Long – Hà Nội, với ý nghĩa mảnh đất rồng bay lên.

Ở một góc nhìn khác, 2 trụ cầu chính của cầu Cầu Tứ Liên hiện lên mềm mại như 2 chú chim bồ cầu nhỏ đang chao liệng trên dòng sông Hồng – dòng sông Mẹ gắn liền với lịch sử thăng trầm của Thủ đô.

Video phối cảnh cầu Tứ Liên. Nguồn: Đơn vị thiết kế

Cầu Tứ Liên sẽ trở thành "át chủ bài" của giao thông Hà Nội

Theo phương án thiết kế, cầu Tứ Liên có nhịp chính bắc qua sông Hồng, nối liền bờ phía Tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ – Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên, quận Tây Hồ với bờ Đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh.

Phạm vi dự kiến có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao QL5 với 5 nút giao trong đoạn tuyến gồm: Nút giao Nghi Tàm; nút giao Hữu Hồng; nút giao kết nối bãi giữa; nút giao Tả Hồng; nút giao Quốc lộ 5 kéo dài.

Trong đó, bờ phía Tây hiện là tuyến đường có lưu lượng giao thông rất cao do đang là đường vành đai chính kết nối đầu cầu Nhật Tân với cầu Long Biên, Chương Dương.

Cầu Tứ Liên trở thành "át chủ bài" kết nối khu vực Đông Anh thẳng tới hồ Tây.

Theo phân tích trên báo VOV, bên cạnh các cây cầu đã được xây dựng như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, dự án cầu Tứ Liên sắp tới sẽ trở thành "át chủ bài" quan trọng kết nối khu vực Đông Anh thẳng tới hồ Tây và trung tâm chính trị Ba Đình theo tuyến đường ngắn nhất.

Dự án cầu Tứ Liên được kỳ vọng sẽ tạo nên trục phát triển mới kết nối từ trung tâm Thủ đô tới Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài, mở ra cơ hội phát triển về hạ tầng đô thị, bất động sản, thương mại không chỉ cho khu vực Tây Hồ - Đông Anh mà cả khu vực các tỉnh phía Bắc Thủ đô.

Phối cảnh cầu Tứ Liên. Ảnh: Đơn vị thiết kế

Cầu Tứ Liên sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Đông Anh, Cổ Loa vào trung tâm thủ đô Hà Nội, hướng từ thành phố di chuyển ra đường quốc lộ 5, giao thông với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc dễ dàng hơn.

Các trục đường quy hoạch mới xuống bãi giữa sông Hồng, đường quy hoạch bao quanh cầu Tứ Liên tạo nên lộ trình giao thông hiện đại và thông suốt kết nối Âu Cơ, quy hoạch mới và bãi giữa.

Liên quan đến tiến độ xây dựng cầu, mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư, xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Theo biên bản ghi nhớ, các bên liên quan thống nhất cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai nghiên cứu các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Hà Nội, trong đó có dự án cầu Tứ Liên.

Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 18 cầu vượt sông Hồng, trong đó 9 cầu đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng gồm: Văn Lang, Vĩnh Thịnh, Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy - giai đoạn 1, Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

9 cây cầu còn lại gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (trên tuyến Vành đai 4); Thăng Long mới (Vành đai 3); Tứ Liên, Thượng Cát, Ngọc Hồi (Vành đai 3,5); Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (trên tuyến đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc) vẫn đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng bộ, ban ngành, thành phố Hà Nội thăm và kiểm tra tình hình thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh.

Tại công trình, Thủ tướng đã đi thị sát tình hình thi công, thăm hỏi động viên các cán bộ, kỹ sư và công nhân đang làm việc ngày đêm tại đây nhằm mục tiêu đưa dự án về đích đúng tiến độ mà Tập đoàn Vingroup đã cam kết, tháng 7/2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (áo ghi xám) và đoàn công tác kiểm tra tình hình thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia. Ảnh: Vingroup

Sau khi nghe chủ đầu tư và các bộ, ngành, TP Hà Nội báo cáo, Thủ tướng cho biết khi trở lại dự án sau 2 tháng khởi công, chứng kiến công trường đã đổi khác rất nhiều và đánh giá đây là "công trình minh chứng cho năng lực và trí tuệ của người Việt".

Người đứng đầu Chính phủ cũng ghi nhận và biểu dương Tập đoàn Vingroup đã nỗ lực đóng góp một công trình mang tính biểu tượng cho dịp lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/2025), đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành, TP Hà Nội, huyện Đông Anh chia sẻ, quan tâm, hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.

"Phải làm nhanh để khai thác hiệu quả công trình và tô đẹp thêm thành phố Hà Nội nhân dịp 80 năm ngày Độc lập. Phải có quyết tâm, phải có công trình biểu tượng mang tính lịch sử", Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng và đoàn công tác trao đổi với chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng công trình Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia. Ảnh: Vingroup

Tại sự kiện, Thủ tướng cũng chỉ đạo TP Hà Nội phối hợp cùng Vingroup đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên nhằm khai thác hiệu quả công trình trọng điểm quốc gia.

Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia do Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (thuộc Vingroup) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng quy mô 90 ha khi hoàn thành sẽ là một trong 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới.

Tâm điểm của dự án là công trình triển lãm trong nhà mang hình ảnh Thần Kim Quy với 9 phân khu, tổng diện tích hơn 130.000 m2, kết hợp cùng 4 khu công viên triển lãm ngoài trời tổng quy mô lên đến 20,6 ha. Phụ trợ cho khu triển lãm chính là các công trình có chức năng chuyên biệt, đảm bảo đáp ứng chuyên sâu các nhu cầu khác nhau, như: Trung tâm triển lãm thường xuyên; Trung tâm Hội nghị và Tiệc cưới; Tổ hợp văn phòng hạng A; khách sạn cao tầng tiêu chuẩn 5 sao quốc tế (dự kiến được quản lý bởi Marriott), 6 bãi đỗ xe...

Theo chủ đầu tư, dự án khi hoàn thành sẽ trở thành điểm đến và điểm nhấn về kiến trúc, mỹ thuật, đủ năng lực tổ chức những sự kiện chính trị, kinh tế văn hóa quốc tế và tầm khu vực.