(LĐ online) - Thuyền chúng tôi quay mũi, hướng tây bắc Cần Thơ rẽ sóng. Chỉ hơn 30 phút, đã tiếp cận cửa chợ Cái Răng. Ngược với chúng tôi còn có nhiều thuyền du khách xuyên những đám lục bình tiến về trung tâm chợ. Họ từ các miền quê nước Việt, họ từ nhiều quốc gia.

(Moitruong.net.vn) – Hiện nay, dọc theo các con đường khu vực chợ Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đang bị các chủ hộ từ các cửa hàng, ki – ốt, những gánh hàng rong cùng với khách hàng đến chợ mua sắm, ăn uống thiếu ý thức xả rác thải, nước thải tràn lan ra vỉa hè, lòng đường gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị.

Người dân đổ rác thải, nước thải tràn lan ra lòng, lề đường gây ô nhiễm môi trường (đoạn gần nhà 83 Lê Anh Xuân, thị trấn Liên Nghĩa)

Dọc theo hai bên lề các con đường tại Ngã tư Thanh Thanh (đoạn gần nhà 59 Lê Anh Xuân), các chủ hộ buôn bán trái cây, rau quả, cá, thịt… và khách hàng đến mua sắm, ăn uống xả một lượng lớn rác thải đủ loại tràn lan ra lòng, lề đường tạo thành những đống rác nằm ngổn ngang giữa đường gây cản trở giao thông. Trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn trước Điện máy Oanh) có đặt xe rác cạnh bên đường, nhưng các chủ hộ hàng rong đến đây họp chợ, không bỏ rác vào xe, mà vứt bừa bãi ra ngoài đường làm mất vệ sinh nơi công cộng. Những ngày cuối năm, số lượng người đến chợ mua, bán đông và mỗi người xả một ít rác thải ra đường không đúng nơi quy định. Do đó, các con đường khu vực chợ lúc nào cũng tồn đọng rác thải. Mặc dù hàng ngày, vào buổi sáng hoặc chiều vẫn có các công nhân dọn vệ sinh đến thu gom rác thải.

Bên cạnh đó, các chủ hộ buôn bán cá, tôm, lươn… dọc theo đường Lê Anh Xuân (đoạn gần Ngã tư Thanh Thanh) và các quán bánh Bèo, bánh Nậm gần đường cầu nối sau chợ, sau khi sơ chế cá, lươn hoặc rửa chén bát xong tiện tay đổ nước thải trực tiếp ra lòng, lề đường. Nước đọng thành những vũng lớn, nhỏ bốc mùi hôi, tanh, tạo điều kiện thích nghi cho ruồi, muỗi xuất hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh bệnh dịch truyền nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong khu vực.

Rất mong các cơ quan chức năng của Đức Trọng cần thường xuyên tuần tra, nhắc nhở, sớm có giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng rác thải, nước thải tràn lan ra lòng, lề đường; cần bổ sung thêm thùng đựng rác và đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước ở các con đường khu vực chợ, để giữ môi trường cần thiết cho Chợ Liên Nghĩa sáng, xanh, sạch, đẹp.

Chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng) có diện tích 14.000 m2, gồm 3 khu A-B-C với 1.169 quầy sạp. Theo báo cáo của Ban Quản lý chợ, số hộ kinh doanh thực tế trong lồng chợ từ 3 giờ 30 đến 19 giờ là hơn 600 hộ. Hoạt động kinh doanh vào ban đêm xung quanh chợ là hơn 100 lượt hộ. Với số lượng hộ kinh doanh khá đông, hoạt động mua bán nhộn nhịp, đông đúc nên cũng tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra cháy nổ đòi hỏi công tác phòng, chống cháy nổ luôn phải đặt ở mức cao.

Quan sát một vòng khu chợ, có thể thấy rằng, các quầy hàng kinh doanh ở chợ Liên Nghĩa khá đa dạng, đủ các mặt hàng, trong đó có khá nhiều mặt hàng dễ cháy. Ban Quản lý chợ Liên Nghĩa cho biết, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) luôn được đặt ở mức cảnh giác cao, chợ luôn quyết tâm tổ chức thực hiện đồng bộ phương châm 4 tại chỗ, đó là: “Con người tại chỗ, phương tiện tại chỗ, phương án PCCC tại chỗ và chỉ huy tại chỗ ” luôn sát hợp với thực tiễn, lấy phòng cháy là cơ bản.

Thực tế, không chỉ riêng ở chợ Liên Nghĩa, mà ở các chợ khác cũng vậy, việc sử dụng vật liệu dễ cháy để cơi nới tại các quầy sạp, nơi buôn bán cũng vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Trong khi đó, chợ Liên Nghĩa cũng được xây dựng từ khá lâu, việc quy hoạch các ngành hàng đã từ hơn 20 năm, không theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, làm phát sinh các mặt hàng mới chưa có trong quy hoạch, có khả năng dẫn đến việc hình thành các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, triệt để. Tình trạng lấn chiếm các trục chính, lối phụ trong lồng chợ, các trục đường xung quanh chợ để kinh doanh, làm cản trở và gây khó khăn trong hoạt động tổ chức chữa cháy ban đầu cũng là vấn đề khá nan giải ở chợ…

Để chấn chỉnh những tồn tại này, Ban Quản lý chợ cho biết, đã quyết liệt thực hiện tuyên truyền vận động các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ chấp hành các quy định về an toàn PCCC. Ban Quản lý chợ đã phối hợp với Đội Cảnh sát quản lý hành chính và Trật tự an toàn xã hội (CSQLHC&TTATXH) Công an huyện Đức Trọng tổ chức một buổi tập huấn và tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho các hộ kinh doanh tại chợ. Qua đó hướng dẫn cho hộ tiểu thương cách sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, tuyên truyền cho hộ kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ cháy nổ cao trang bị ít nhất 1 - 2 bình chữa cháy tại quầy; đồng thời, yêu cầu các hộ kinh doanh phải tự giác tháo dỡ các phương tiện cơi nới, lấn chiếm hành lang lối đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối thoát nạn, thoát hiểm khi có sự cố cháy xảy ra.

Từ hoạt động này, hầu hết các hộ kinh doanh đã chấp hành khắc phục việc bố trí hàng hóa lấn chiếm, đảm bảo chiều rộng tối thiểu 1,2 m các lối đi phụ, các trục chính đảm bảo cho xe chữa cháy hoạt động khi có sự cố xảy ra.

Ban Quản lý chợ cũng tiến hành rà soát, hướng dẫn tất cả các hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa phải cách bảng điện và thiết bị tiêu thụ điện tối thiểu 0,5 m. Quá trình kiểm tra nếu phát hiện các quầy kinh doanh tự ý câu móc thiết bị sử dụng điện ngoài hợp đồng, Ban Quản lý chợ Liên Nghĩa lập biên bản, ra quyết định cảnh cáo vi phạm an toàn sử dụng điện theo nội quy chợ và nội quy PCCC của cơ quan, trưng bày hàng hóa lấn chiếm… tổ chức lập biên bản cảnh cáo; ra quyết định đình chỉ kinh doanh và tạm ngưng cung cấp điện từ đó tăng tính răn đe, cảnh cáo buộc các hộ kinh doanh phải tuân thủ quy định về PCCC, từ đó làm gương cho các hộ kinh doanh khác tự giác chấp hành.

Ban Quản lý chợ Liên Nghĩa cho biết, chợ Liên Nghĩa hiện được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện chữa cháy; cụ thể chợ có 1 hệ thống báo cháy tự động, 1 hệ thống chữa cháy tự động, 1 máy phát điện dự phòng, 3 máy bơm chữa cháy TOHATSHU, 41 cuộn dây chữa cháy các loại và một số trang thiết bị, phương tiện PCCC và cứu nạn cứu hộ khác theo Thông tư 150, ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Ban Quản lý chợ đã thành lập Đội PCCC và cứu nạn cứu hộ cơ sở với 28 thành viên, với 23 thành viên thường trực được chia đều cho 3 ca trực, các thành viên đều được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và cứu nạn cứu hộ theo quy định; đồng thời, phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Lâm Đồng thực hiện thao tác diễn tập theo phương án đã được phê duyệt mỗi năm một lần, tự diễn tập mỗi quý 1 lần, nhằm nâng cao khả năng sử dụng thành thạo các công cụ, dụng cụ, phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Đội PCCC tổ chức kiểm tra toàn diện các trang thiết bị dụng cụ PCCC tại chợ, nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng. Duy trì đảm bảo quân số trực 24/24 giờ tại chợ, sẵn sàng bảo vệ tài sản và tính mạng của Nhân dân, kịp thời chữa cháy nếu có sự cố xảy ra.

Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống

Nhanh & tiện lợi - với hàng ngàn địa điểm, bình luận, hình ảnh & thành viên chia sẻ