Bạn dự định mở một công ty nước ngoài nhưng gặp khó khăn trong việc hiểu các điều khoản của các loại hình kinh doanh và giấy phép khác nhau. Hoặc bạn chưa biết thành lập công ty tiếng Anh nghĩa là gì? Hãy cùng Luật Tuệ Minh tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thành lập công ty tiếng Anh và một số câu đơn giản thường dùng trong kinh doanh nhé!
Những chia sẻ hữu ích khi bạn lựa chọn mô hình công ty TNHH
Nếu bạn đang tìm kiếm một hình thức công ty phù hợp để bắt đầu kinh doanh, thì công ty TNHH HTV là một lựa chọn tốt. Với những lợi ích của nó như dễ dàng thành lập, quản lý đơn giản và chi phí hoạt động thấp, công ty TNHH HTV đã trở thành một lựa chọn ưa thích của nhiều doanh nghiệp mới.
Trong bài viết này, chúng ta đã đi qua một số lời khuyên cần thiết để giúp bạn thành lập công ty TNHH HTV thành công. Bạn nên nhớ rằng, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thành lập công ty sẽ giúp cho quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi hơn.
Ngoài ra, với những câu hỏi thường gặp, bạn có thể hiểu rõ hơn về quy trình và các yêu cầu liên quan đến việc thành lập công ty TNHH HTV. Việc tìm hiểu kỹ và cập nhật các quy định mới cũng luôn cần thiết để đảm bảo hoạt động của công ty được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững.
Chúc bạn thành công trong việc thành lập và quản lý doanh nghiệp của mình!
Trường hợp cần hỗ trợ tư vấn và sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau:
Hotline: 0989-232-568 | Email: [email protected]
Văn phòng Hà Nội: Tầng 12 Tòa Licogi 13, số 164 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân
Văn phòng TP. Hồ Chí Minh: Số 18 đường số 6, KĐT CITYLAND PARK HILLS, P. 10, Q. Gò Vấp.
Khi nhắc đến cụm từ “Công ty Luật”, có chứa thành tố “Công ty”, nhiều người sẽ nghĩ đó là một doanh nghiệp. Nhưng thực tế không phải vậy.
Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2TV là bao lâu?
Trả lời: Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư là khoảng 3 – 5 ngày làm việc.
Vai trò từng bộ phận trong sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần là yếu tố quan trọng trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp hiện nay. Dưới đây sẽ là danh mục giải thích các chức vụ trong công ty cổ phần theo các chức năng, nhiệm vụ cũng như quá trình quản lý của từng bộ phận trong sơ đồ.
Căn cứ theo Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông trong sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần cụ thể như sau:
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Thông thường, cuộc họp Đại hội đồng được diễn ra mỗi năm một lần. Ngoài các cuộc họp thường niên thì Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường để giải quyết các vấn đề phát sinh trong công ty. Địa điểm họp là nơi cổ đông tham dự họp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
Nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra với các vấn đề cần giải quyết như kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, báo cáo tài chính và báo cáo của Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của từng thành viên trong Hội đồng quản trị công ty.
Bên cạnh đó, nội dung cuộc họp còn có báo cáo của Ban kiểm soát, kết quả hoạt động của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, báo cáo tự đánh giá của các thành viên, mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại cổ phần và các vấn đề có liên quan khác.
Xem thêm: Công ty cổ phần là gì?
Xem thêm: Người nắm giữ cổ phần là gì?
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và có toàn quyền nhân danh công ty, để quyết định và thực hiện quyền, nghĩa vụ của công ty (trừ các quyền của Đại hội đồng cổ đông). Căn cứ theo Điều 153 Khoản 2 Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã nêu rõ về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị trong sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần như sau:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
d) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
l) Quyết định cơ cấu của công ty cổ phần, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
n) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
o) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
p) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;
q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần có từ 3 đến 11 thành viên. Thông thường, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm, sau đó bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Thành viên của Hội đồng quản trị phải đáp ứng các điều kiện như không phải là lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, công chức, người chưa thành niên, cán bộ lãnh đạo, phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh…
Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị trong trường hợp như có đề nghị của Ban kiểm soát, Giám đốc/Tổng giám đốc. Ngoài ra, cuộc họp có thể tiến hành nếu có đề nghị của ít nhất 2 thành viên Hội đồng quản trị và các trường hợp khác do điều lệ quy định.