Công nghệ thông tin (CNTT) đã được Đảng và Chính phủ xác định là hạ tầng của hạ tầng. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần đến một triệu lao động ngành CNTT trong khi năng lực của hệ thống giáo dục quốc dân chưa đáp ứng đủ về lượng và chất như yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Tại Trường Đại học FPT, ngành CNTT là ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Chương trình được thiết kế dựa trên tham khảo gợi ý chương trình của Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), các trường hàng đầu của Mỹ và các chuyên gia phần mềm trong các tổ chức và doanh nghiệp CNTT như Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA), FPT, Chương trình đào tạo của EC-Council, Học viện mạng và phần cứng Jetking (Ấn Độ); các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới, các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật và thiết kế (National Association of Schools of Art and Design – NASAD). Sinh viên được học với những giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó có nhiều giảng viên là các tiến sỹ, giáo sư, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT. Chương trình ngành CNTT được thiết kế gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung, kiến thức ngành, chuyên ngành và lựa chọn. Chương trình được thiết kế tích hợp, cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới và chú trọng đến kỹ năng thực hành và năng lực ứng dụng, sáng tạo. Các học phần được gợi ý theo một tiến độ hợp lý để sinh viên lựa chọn nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của sinh viên ngay từ học kỳ đầu tiên.

Thời gian học tập ngành công nghệ thông tin

Chương trình gồm 9 học kỳ chuyên ngành trong đó có 1 học kỳ học tập tại doanh nghiệp (OJT), chưa kể thời gian rèn luyện tập trung và thời gian học tiếng Anh dự bị (phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên) Chương trình CNTT được phân chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (học kỳ đinh hướng + thời gian học tiếng Anh dự bị phụ thuộc trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên), giai đoạn căn bản (5 học kỳ), giai đoạn học tập thực tế tại doanh nghiệp (OJT, 1 học kỳ) và giai đoạn hoàn thành tốt nghiệp (3 học kỳ cuối).

Tốt nghiệp PTTH (hoặc tương đương), đạt quy định trúng tuyển đại học của Bộ GDĐT và đủ điều kiện xét tuyển của trường Đại học FPT.

145 tín chỉ, chưa kể Tiếng Anh chuẩn bị, Giáo dục Quốc phòng, các hoạt động rèn luyện bắt buộc và tự chọn.

Xem video giới thiệu về ngành Công nghệ thông tin tại đây:

SV Kỹ thuật phần mềm nói gì sau 4 năm học ở trường F?

Đường đến xứ hoa Anh Đào của chàng kỹ sư trẻ Thân Quang Dương

Giám đốc marketing Base.vn: ‘Tôi học từ kỳ thực tập của ĐH FPT’

Chàng kỹ sư IT cựu SV Đại học FPT chinh phục 28 quốc gia, vùng lãnh thổ

Điểm mặt các CEO tài năng và điển trai xuất thân từ ĐH FPT

Từ năm 2000 Khoa Công nghệ thông tin được Đại học Huế giao thêm nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính. Năm 2011, khoa được tiếp tục giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính. Tiếp theo đó, khoa mở thêm ngành đào tạo thạc sĩ Quản lí công nghệ thông tin vào năm 2022. Hiện nay Khoa Công nghệ thông tin đang có hơn hàng ngàn học viên cao học và hàng chục nghiên cứu sinh đang theo học. Tính đến nay (2023) đã tốt nghiệp được 20 nghiên cứu sinh. Các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu trong đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ tập trung vào những vấn đề sau:

Để đào tạo tốt, Khoa Công nghệ thông tin đã liên kết chặt chẽ với các Giáo sư đầu ngành ở Viện Công nghệ Thông tin (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ Hà Nội và các trường Đại học lớn ở Tp. Hồ Chí Minh.

Khoa Công nghệ thông tin phấn đấu là cơ sở đào tạo chất lượng cao, không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đầu tư xây dựng đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.