Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động sản xuất công nghiệp được xem là nguyên nhân điển hình gây ra ô nhiễm. Thực tế, những hoạt động công nghiệp hiện nay phần lớn đều vẫn đang xả nước thải trực tiếp ra sông, hồ,....
Tiến hành phân loại xử lý rác thải
Việc xử lý rác thải không đúng cách gây ảnh hưởng vô cùng nguyên trọng đến môi trường. Chúng ta nên xả rác đúng nơi quy định, phân loại rác thành 3 loại chính: rác hữu cơ, rác tái chế và rác thải khác sẽ góp phần to lớn trong việc xử lý rác thải được nhanh chóng hơn.
Ô nhiễm do sự đô thị hóa nhanh
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng gắn liền với đó là sự xuất hiện của những tòa nhà cao tầng, chung cư, xí nghiệp...thay thế cho môi trường tự nhiên, dẫn đến sự mất cân bằng tự nhiên một cách nghiêm trọng.
Việc đô thị hóa là điều vô cùng tốt với kinh tế, nhưng con người cũng cần phát triển nhanh chóng và có ý thức hơn như quá trình phát triển của đô thị. Vấn đề sử dụng những rác thải khó phân hủy và xả thải bừa bãi nên được thay đổi để trở thành một cộng đồng người văn minh hơn.
Thay thế các sản phẩm khó phân hủy bằng những sản phẩm tái chế và hữu cơ
Những sản phẩm tái chế và hữu sẽ giúp giảm tải việc sử dụng những hóa chất độc hại để sản xuất, cũng như giảm bớt lượng rác thải khó phân hủy ra ngoài môi trường.
Áp dụng nông nghiệp xanh vào sản xuất nông nghiệp
Sản xuất theo hệ thống nông nghiệp xanh được xem là một một lối sản xuất mới vững trãi và gần gũi với môi trường. Bên cạnh đó, việc áp dụng nông nghiệp xanh còn giúp bảo vệ và giảm ô nhiễm nguồn nước. Một số biện pháp dễ dàng khi tiến hành nông nghiệp xanh như:
Thay thế phân bón hóa và các loại hóa chất hóa học bằng những loại phân bón hữu cơ và những loại thuốc nông nghiệp tự nhiên.
Tiến hành những kỹ thuật tưới cây tiết kiệm nước và tái sử dụng lại nước thải trong nông nghiệp.
Trên đây là bài viết chia sẻ về thực trạng và giải pháp của ô nhiễm môi trường nước.Sau bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi thực hiện và tuyên truyền đến những người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống quanh ta nhé.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.
Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm: Hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene),… dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.
Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diên tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đang sử dung là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất.
Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999).
Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chính là do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các hộ dân. Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng đến chất lượng đất xung quanh. Ngay cả những vùng nông thôn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảy ra không kiểm soát.
Bên cạnh thực trạng đó,quỹ đất càng ngày càng thấp và giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam. Quá trình quy hoạch và sử dụng đất của nhiều tỉnh thành vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành và lĩnh vực. Tình trạng phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi cơ cấu mục đích sử dụng đất, suy giảm mạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp do đô thị hoá, quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đích xây nhà ở, các khu công nghiệp và thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông.
Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất. Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu.
Nhiều hoạt động từ các nhà máy ảnh hưởng đến môi trường. (Ảnh minh họa)
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm.
– Nhiễm phèn: Do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người trong môi trường đó.
– Nhiễm mặn: Do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,… nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật – Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S. FeS,..).
– Chất thải công nghiệp: Khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon, các loại thuốc nhuộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai, xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được.
– Chất thải sinh hoạt: Rác và phân xả vào môi trường đất như: rác gồm cành lá cây, rau, thức ăn thừa, vải vụn, gạch, vữa, polime, túi nylon…. Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây bệnh. Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất.
– Chất thải nông nghiệp: Phân và nước tiểu động vật.
– Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như: Phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinh học, thay đổi cân bằng sinh học.
– Các chất khí độc hại trong không khí như: Ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ… kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.
Ví dụ, các vùng đất gần các nhà máy sản xuất hoá chất Photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4%, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các chất chì, cadimi, crom, đồng… nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này.
– Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng, khai hoang… cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn… trong đất.
( Trích từ nguồn Báo Kinh tế Môi trường)