Nhiều người hay hỏi “Freight forwarder là gì vậy?”. Nhất là khi Logistics/ Forwarder đang dần trở nên rất “nóng” trong thời gian vừa qua. Với những người không liên quan đến lĩnh vực này, và khả năng giải thích cũng khó hiểu ngay, tôi chỉ nói đó là nghề giao nhận vận tải hay giao nhận kho vận, đại loại là thu xếp dịch vụ vận tải cho chủ hàng xuất nhập khẩu. Nhiều khi, họ hỏi kỹ hơn, tôi lại giải thích tỉ mỉ hơn một chút ...
Những dịch vụ / nhiệm vụ khác của forwarder
Ngoài việc thu xếp việc vận chuyển, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác, giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ phổ biến:
Ngoài ra, các forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt (và miễn phí) cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.
Nếu bạn là nhà xuất nhập khẩu, hay các công ty sản xuất, thương mại cần vận chuyển hàng hóa, thì việc lựa chọn công ty forwarding phù hợp cũng rất đáng lưu tâm.
Trước hết, việc đầu tiên là phải tìm được những công ty tiềm năng. Thông tin về các công ty này có thể tìm trên internet, tại các danh bạ công ty, các trang vàng, các hiệp hội giao nhận (chẳng hạn ở Việt Nam là VIFFAS), hoặc qua quan hệ cá nhân, giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp. Khi đã có một danh sách các forwarder để lựa chọn, bạn phải chọn được forwarder phù hợp nhất.
Top các công ty Forwarder hàng đầu thế giới
Bài viết sau vừa giới thiệu đến quý khách về Forwarder Là Gì cũng như Định nghĩa về Forwarder. Hy vọng đã gửi đến các bạn các thông tin hữu ích về lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Xem thêm: Thủ tục Hải Quan - những điều cần biết
Theo Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011:
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. HĐĐT được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử
– Về chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử: trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa Công ty với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu, hồ sơ chứng từ khác thì Công ty lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
– Về việc lập hóa đơn điện tử có số dòng nhiều hơn một trang: Trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử ra giấy, nếu số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn thì Công ty thực hiện tương tự trường hợp sử dụng hóa đơn tự in mà việc lập và in hóa đơn trực tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn, cụ thể:
Công ty được thể hiện hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu trang sau của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu; kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xuất hoá đơn điện tử trên điện thoại
Các loại hóa đơn điện tử hiện nay
Hóa đơn điện tử bao gồm 2 loại:
Hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các văn bản quy định về hóa đơn điện tử còn hiệu lực đến thời điểm hiện nay
– Thông tư 39/2014/TT-BTC – Thông tư 10/2014/TT-BTC – Nghị định 04/2014/NĐ-CP – Nghị định 51/2010/NĐ-CP – Thông tư 32/2011/TT-BTC – Quyết định 2660/QĐ-BTC năm 2016 – Quyết định 1209/QĐ-BTC năm 2015 – Quyết định 1445/QĐ-TCT năm 2015
Lộ trình bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Nhóm đối tượng sử dụng hóa đơn thực hiện chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế:
Đó là các DN, đơn vị sự nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử kể từ khi có mã số thuế và định kỳ kết chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế gồm: – DN được thành lập theo quy định pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao. – Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật. – DN, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, gồm chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sờ chính cho kê khai, nộp thuế GTGT.
Nhóm đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế:
Các DN, tổ chức sau sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế gồm: – DN mới thành lập (không bao gồm DN thuộc nhóm sử dụng hóa đơn thực hiện chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế) – Các DN, tổ chức đang mua hóa đơn của cơ quan thuế gồm: DN vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; DN có rủi ro theo thông báo của cơ quan thuế và tổ chức, DN khác thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế trước 01/01/2018 phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế theo thông báo của cơ quan thuế.
Giai đoạn 2 (từ 01/01/2019): 30% các DN, tổ chức còn lại.
Giai đoạn 3 (từ 01/01/2020):80% các DN, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế.
(Theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn)
Hóa đơn điện tử gốc khác gì bản thể hiện của hóa đơn điện tử
Khái niệm về hóa đơn điện tử gốc và bản thể hiện của hóa đơn điện tử:
Hóa đơn điện tử gốc: Là loại hóa đơn được tạo ra trong quá trình thực hiện các giao dịch mua bán và được lưu trữ dưới định dạng XML để mã hóa thông tin, tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống thông tin.
Bản thể hiện của hóa đơn điện tử: Là phiên bản của hóa đơn điện tử được xuất ra dưới dạng PDF, HTML hoặc in ra giấy, giúp người sử dụng dễ dàng kiểm tra và tra cứu thông tin trên Hóa Đơn Điện Tử (HĐĐT).
Dưới đây là bảng so sánh điểm khác biệt giữa hóa đơn điện tử gốc và bản thể hiện của hóa đơn điện tử mà bạn có thể tham khảo:
Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/07/2022
Từ ngày 19/10/2020 chính phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, tại Điều 59 Nghị định này nêu rõ:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”
Theo đó, pháp luật quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc là ngày 01/07/2022.
Điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế
– Sử dụng chữ ký số từ xa được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. – Đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin và có khả năng truy cập, sử dụng Internet. (Theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn)