Là thành viên quan trọng của Ivy League, Đại học Harvard là một trong những ví dụ điển hình cho các tổ chức giáo dục đại học chất lượng trên thế giới, là cái tên quen thuộc năm nào cũng xuất hiện trong top đầu của BXH đại học thế giới. Tuy nhiên, có những thứ về Harvard mà có thể bạn vẫn chưa biết.

Sinh viên Harvard có gian lận không?

Câu trả lời là có. Gian lận ở Harvard cũng lâu đời như nghiên cứu học thuật ở Harvard vậy. Những sự cố nói dối, quay cóp, gian lận xảy ra mọi lúc trong khuôn viên trường.

Từng có một nghị sĩ theo học Harvard và thuê người làm bài kiểm tra tiếng Tây Ban Nha hộ cho ông vào năm 1951. Mặc dù cả hai đều bị đuổi khỏi trường nhưng ông vẫn được nhận khi nộp lại hồ sơ vào Harvard một năm sau đó. Điều này cho thấy chỉ cần bạn nghiêm túc sửa sai sau khi mắc lỗi, bạn có biểu hiện tốt và sở hữu thêm một vài yếu tố khác như gia thế, hay sự nghiệp lẫy lừng thì khả năng được trở về vẫn rất cao.

Thời gian gần đây khi Chat GPT trở nên phổ biến, hiện tượng gian lận càng khó kiểm soát hơn. Không ít sinh viên Harvard đã lợi dụng các phần mềm trí tuệ nhân tạo tương tự để làm bài tập về nhà hay làm luận văn. Lãnh đạo nhà trường ghi nhận tình trạng này và đang thảo luận về cách để đối phó với thách thức mới này.

Có giai thoại gì về thư viện Harvard?

Đại học Harvard có gần một trăm thư viện lớn nhỏ cả trong và ngoài nước. Đó là một hệ thống khổng lồ, là thư viện lâu đời nhất nước Mỹ và cũng là thư viện đại học có quy mô lớn nhất, sở hữu bộ sưu tập sách lớn nhất thế giới. Xuyên suốt lịch sử phát triển hơn 400 năm, tổng số đầu sách tại đây lên tới hơn 15 triệu bản.

Trong số tất cả các thư viện của Harvard, thư viện lớn nhất là Thư viện Widener tại Đại học Harvard (tên đầy đủ là The Harry Elkins Widener Memorial Library). Thư viện có mười tầng sách, có kiến trúc rất hoành tráng và trang nghiêm. Các giá sách của thư viện nếu xếp dọc liền nhau có thể kéo dài đến 57 dặm (khoảng 91,7km).

Sự ra đời của thư viện này có liên quan đến thảm họa "Titanic" . Năm 1912, tàu Titanic bị chìm, ngoài Jack còn có 1.517 người bất hạnh khác trên tàu, trong đó có một sinh viên tốt nghiệp Harvard. Chàng trai trẻ đến từ Philadelphia này là một "mọt sách" trong mắt bạn bè và anh ấy thích sưu tầm sách.

Người này được cho là đã lên được thuyền cứu sinh nhưng đột nhiên phát hiện mình đã bỏ quên một quyển sách hiếm trên tàu. Vì vậy, anh ta đã kiên quyết quay lại tàu để tìm và không bao giờ trở lại được nữa. Eleanor Widener đã tặng thư viện này cho trường đại học để tưởng nhớ con trai mình. Thư viện là một tòa nhà khổng lồ nằm ở Harvard Yard, nhìn thẳng ra khuôn viên trường - nơi các sinh viên đi qua đi lại hàng ngày hàng giờ như muốn nói với tất cả rằng đây chính là đỉnh Everest của giới học thuật và đang chờ đợi các bạn đến chinh phục.

Sinh viên Harvard thường được chia thành những kiểu nào?

Sinh viên Harvard thường được chia thành ba kiểu.

Kiểu đầu tiên là những sinh viên theo tuýp "mọt sách". Họ chôn chân trong thư viện bảy ngày một tuần và thường có "địa vị" thấp nhất ở trường.

Kiểu thứ hai là những vận động viên. Tại trường học, họ thường thu hút nhiều sự chú ý, được mọi người yêu mến và là thần tượng của nhiều sinh viên khác.

Kiểu thứ ba là những sinh viên xuất thân từ hào môn, có tiền, có quyền. Ông bà, cha mẹ của họ có thể đều là cựu sinh viên Harvard hoặc cũng có thể là những người tài trợ ký túc xá hay tòa giảng đường nào đó cho trường. Gia thế khiến họ trở nên nổi bật và trở thành đối tượng làm mọi người ngưỡng mộ không thôi.

Sinh viên chính quy Harvard nhận được nhiều đặc quyền hơn?

Sinh viên chính quy chắc chắn có địa vị cao hơn và hưởng nhiều đặc quyền hơn những người khác. Đại học Harvard có thư viện cho sinh viên chính quy lớn nhất thế giới và canteen nổi tiếng nhất tại Harvard cũng là canteen dành cho sinh viên chính quy.

Ngoài các hội nam sinh và nữ sinh đại học, đặc trưng nhất trong đời sống xã hội tại Đại học Harvard có lẽ phải kể đến câu lạc bộ final hay câu lạc bộ "tối cao" (Final clubs). Những CLB truyền thống lâu đời này chính là "lãnh địa" của các nam sinh. Lúc đầu chỉ nhận nam sinh năm tư còn hiện tại quy định đã được nới lỏng đôi chút nhưng vẫn không có ngoại lệ nào cho các tân sinh viên năm nhất. Tám CLB final bao gồm: Porcellian, Delphic, Phoenix, Fly, AD, Owl, Fox và Spee.

Đối với hầu hết sinh viên Harvard, những CLB final này là nơi thể hiện rõ nạn phân biệt giới tính, phân biệt giai cấp và phân biệt chủng tộc. Có hệ thống phân cấp xã hội rất lớn tại đây, khi mà chỉ có một số ít những sinh viên được coi là ưu tú hoặc có quyền thế mới có cơ hội tham gia.

Harvard có những lễ hội truyền thống nào?

Lễ hội chạy khỏa thân Primal Scream của Đại học Harvard có lịch sử lâu đời và được tổ chức hai lần một năm, tương đương với mỗi học kỳ. Lễ hội được bắt đầu vào đúng 12 giờ đêm một ngày trước khi thi cuối kỳ. Điểm xuất phát của đường chạy nằm ở phía bắc của Harvard Yard, sinh viên sẽ chạy quanh sân bất kể thời tiết nóng lạnh, một số mạo hiểm hơn thậm chí còn lao ra khỏi khuôn viên trường.

Lễ hội này có nguồn gốc mô phỏng lại một hình thức trị liệu tâm lý phổ biến vào những năm 1960, cho phép bệnh nhân la hét và trút bỏ cảm xúc để giúp điều trị bệnh tâm thần. Sinh viên Harvard đương nhiên muốn nhân cơ hội này để giải tỏa căng thẳng, lo lắng của kỳ thi cuối kỳ. Điều đáng ngạc nhiên là thay vì giảm bớt căng thẳng, hoạt động này lại khiến áp lực của nhiều người tăng mạnh, khi từ hoạt động la hét ban đầu dần biến thể thành chạy khỏa thân trước sự chứng kiến của công chúng. May mắn thay, sự kiện này là tự nguyện nên chỉ có một số ít chấp nhận khỏa thân, còn phần lớn là vừa chạy bình thường vừa thưởng ngoạn phong cách.

Bạn có biết tòa nhà xấu nhất ở Harvard là gì không?

Tòa nhà xấu nhất trong khuôn viên Harvard có lẽ là Trung tâm Khoa học (Harvard Science Center). Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1973, muộn hơn khoảng 250 năm so với hầu hết các tòa nhà ở Harvard Yard. Nó được xây dựng với khoản đầu tư 12,5 triệu USD từ Edwin Rand, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1930 và là người sáng lập Polaroid.

Rand ban đầu khăng khăng muốn xây dựng bên ngoài tòa nhà trông giống như một chiếc máy ảnh Polaroid khổng lồ, và Harvard chấp nhận vì tin rằng công nghệ tiên tiến như Polaroid sẽ không bao giờ lỗi mốt. Không ngờ, diện mạo của tòa nhà nhanh chóng mất đi vẻ đẹp quyến rũ tưởng tượng và chỉ còn là một kiến trúc xi măng xấu xí, cứng nhắc, đồng thời trở thành một khung cảnh khác trong khuôn viên Harvard.

Trong quan niệm cố hữu của nhiều người, những tổ chức giáo dục nổi tiếng như Đại học Harvard thường có môi trường nghiêm túc, phong cách học thuật khắt khe, tính ưu việt và thậm chí là "ngoài tầm với". Nhưng học tập không có nghĩa là chỉ biết vùi đầu vào sách vở và học sinh hay sinh viên giỏi cũng không có nghĩa là "mọt sách" hay "đầu to mắt cận". Ngay cả ở những trường đại học hàng đầu thế giới cũng có rất nhiều giai thoại thú vị, điều khiến ngôi trường đó trở nên "thực tế" hơn, gần gũi hơn, năng động hơn và cũng nhân văn hơn.

J&T Express áp dụng quy trình tự động hóa khi thanh toán đơn hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho cả 3 bên gồm chủ shop online, khách hàng và shipper.

Thanh toán không tiền mặt đang phát triển trên thế giới. Thấu hiểu xu hướng chung của thị trường, J&T Express đã cho ra mắt tính năng thanh toán không tiền mặt bằng mã QR, áp dụng quy trình tự động hóa.

Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Công ty VISA công bố đầu tháng 6 cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã đón nhận hàng loạt các phương thức thanh toán kỹ thuật số và có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen thanh toán. Trong đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ còn cao hơn (82%).

Thanh toán mã QR là một trong những hình thức thanh toán không tiền mặt được ưa chuộng nhất gần đây. Người tiêu dùng có thể quét mã mua hàng (QR code) trên website, shopping tại các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích... mà không cần dùng tiền mặt hay thẻ.

J&T Express ra mắt tính năng thanh toán không tiền mặt bằng mã QR. Ảnh: J&T Express

Nhờ tiện ích và tiết kiệm thời gian, một số doanh nghiệp còn áp dụng công nghệ ưu việt trong quy trình thanh toán không tiền mặt. Đơn cử như chuyển phát nhanh J&T Express cho phép khách hàng thanh toán cước vận chuyển không cần tiền mặt. Theo đó, người dùng chỉ cần mở ứng dụng internet banking của ngân hàng đang sử dụng trên điện thoại di động, bật tính năng quét mã QR và thực hiện quét mã trên thiết bị của shipper J&T Express.

Kết quả sẽ tự động hiện ra chi tiết đơn hàng bao gồm thông tin khách hàng, số tiền cần thanh toán. Mọi khoản thanh toán qua mã QR động đều đã được tự động hóa chính xác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tránh nhầm lẫn trong việc nhập liệu của các bên và đảm bảo an toàn cho người mua hàng.

Với việc lựa chọn áp dụng thanh toán đơn hàng qua mã QR động, J&T Express được xem là đơn vị tiên phong trong ngành chuyển phát nhanh, kỳ vọng sẽ nhanh chóng thúc đẩy thanh toán không tiền mặt toàn diện trong thương mại điện tử. Hình thức này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả 3 bên: chủ shop online, khách hàng và shipper.

Shipper Trần Hữu Vinh - Bưu cục J&T Express Bình Dương cho biết: "Nhiều hàng hóa giá trị cao, anh em shipper cầm tiền đi nhiều nơi khá nguy hiểm. Khi thanh toán bằng mã QR, tiền có thể chuyển thẳng về công ty, chúng tôi cũng không cần qua bưu cục nộp tiền COD. Khách hàng cũng thấy tiện lợi vì họ không cần đem theo tiền mặt, hạn chế nhầm lẫn số tiền cần chi trả, chỉ cần quét mã QR".

Về phía chủ shop như chị Đỗ Thị Hoài Linh, hiện đang kinh doanh mặt hàng quần áo trẻ em, cho biết, với đặc thù khách hàng của shop chủ yếu là mẹ bỉm sữa, rất ít khi ra ngoài nên việc rút tiền mặt không thường xuyên. "Shipper gửi hàng đôi khi cũng gặp khó khăn, không phải lúc nào khách hàng cũng có tiền mặt. Vừa hay tôi được biết, J&T ra mắt tính năng thanh toán đơn hàng bằng mã QR, khách hàng của tôi không cần đi rút tiền, không cần mất thì giờ kiểm tra lại cước vận chuyển. Điều này rất tiện lợi cho các bên trong đó có người bán hàng như tôi", chị Linh cho biết thêm.

Tính năng thanh toán qua mã QR động được J&T Express áp dụng cho tất cả các dịch vụ chuyển phát đang cung cấp. Ảnh: J&T Express

"Ngoài việc hướng tới lợi ích của người dùng, chuyển đổi số còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các thẻ mã QR cũng như thói quen quét mã QR tại nhiều quầy thanh toán của các cửa hàng dịch vụ, siêu thị tại Việt Nam hiện nay. Từ xu thế chung này, chúng tôi lựa chọn hình thức thanh toán QR code mà ở đây là QR động trong thanh toán như một bước đi tiên phong trong ngành chuyển phát, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng", ông Phan Bình, giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam, chia sẻ.

Thông tin chi tiết về dịch vụ thanh toán đơn hàng bằng mã QR, xem tại đây.