Là thầy thuốc đông y, nên anh Phạm Văn Thanh thường xuyên leo núi, băng rừng để tìm những cây thuốc quý hiếm, sưu tầm học hỏi những bài thuốc độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.
Khai thác hải sản gặp khó khăn vì chi phí cao
Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã kéo theo giá xăng dầu tăng trên toàn thế giới. Hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản khôi phục mạnh mẽ, giá cá tra tăng cao lên mức kỷ lục sau hơn hai năm liên tiếp ở mức thấp, giá tôm cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên sản lượng khai thác thủy sản giảm do giá xăng dầu tăng cao, nhiều tàu cá nằm bờ.
Đối với lĩnh vực khai thác hải sản, do giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí đầu vào trong khi giá hải sản có chiều hướng giảm nên ngư dân hạn chế ra khơi, nhiều tàu thuyền phải nằm bờ.
Vì vậy, sản lượng thủy sản khai thác tháng 3/2022 ước tính đạt 326,4 nghìn tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu cho ngành nông sản Việt Nam
Thị trường của ngành nông sản Việt Nam vẫn rất ổn định và tăng trưởng tốt. Ba tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu tập trung tới các thị trường thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.
Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm 27,1% thị phần). Đứng thứ hai thị trường Trung Quốc với trên 2,1 tỷ USD (chiếm 16,6% thị phần). Ở vị trí thứ ba là thị trường Nhật Bản, với giá trị xuất khẩu đạt gần 872 triệu USD (chiếm 6,8%), trong đó nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,3% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản). Thị trường Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ tư, với giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 562 triệu USD (chiếm 4,4%) và nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 45,2% giá trị).
Mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao
Trong khi tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông sản quý I/2022 có dấu hiệu khả quan so với quý I/2021 thì chiếm tỷ trọng nhiều nhất là nhóm:
Có 5 sản phẩm/ nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm: Cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ. Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.
Những khó khăn trong thực trạng ngành nông sản Việt Nam hiện nay
Đối với tình hình sản xuất trong nước, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 3/2022, tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 785 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 52,1% diện tích gieo cấy và bằng 114,8% cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, do năng suất giảm bình quân 0,5 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước (ước tính chỉ đạt 71,8 tạ/ha), nên sản lượng lúa giảm 165,2 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Về trồng trọng, hầu hết sản lượng cây ăn quả tăng so với cùng kỳ năm trước: Chuối đạt 654,3 nghìn tấn (tăng 3,3%); cam đạt 263 nghìn tấn (tăng 2,1%); dứa đạt 211,2 nghìn tấn (tăng 3,4%); xoài đạt 180,9 nghìn tấn (tăng 2,4%); bưởi đạt 158,2 nghìn tấn (tăng 3,2%); riêng sản lượng thanh long đạt 349,7 nghìn tấn, giảm 3,2% do gặp khó khăn trong xuất khẩu.
Tình hình xuất khẩu nông sản đầu năm 2022
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong quý I đầu năm ước tính đạt 12,8 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, toàn ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 3 tỷ USD, cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực trạng ngành nông sản hiện nay
Dịch Covid 19 đã không còn hoành hành kể từ đầu năm nay. Chuỗi cung ứng cũng đã dần khôi phục lại và ổn định, phục vụ cho việc sản xuất nông sản thuận lợi hơn. Thực trạng ngành nông sản hiện nay có dấu hiệu khởi sắc.
Theo báo VN Economy, trong Quý 1/2022, sản xuất nông nghiệp có những diễn biến trái chiều trong các nhóm ngành.
Tuy nhiên thì về kết quả chung, toàn ngành vẫn tăng trưởng 2,45% so với cùng kỳ.
Sự hỗ trợ từ Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Bộ NN&PTNT cũng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường. Chuẩn bị tổ chức đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc. Tập trung đàm phán, hoàn thiện các thủ tục (đánh giá rủi ro, kiểm tra…) để thúc đẩy xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc; bưởi, chanh ta sang New Zealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; mật ong sang EU; khảo sát vùng trồng bưởi, nhà máy chiếu xạ để thống nhất kế hoạch XK bưởi sang thị trường Mỹ…
Điểm qua tình hình nông sản chúng ta cũng hiểu rõ hơn về thực trạng nông sản hiện nay, những bước tiến bộ cũng như những khó khăn. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước dễ dàng hơn trong thủ tục, quảng bá để xuất khẩu ra nước ngoài. Innovative Hub hy vọng trong thời gian sắp tới, nông sản nước nhà có những biến chuyển nhanh chóng và gặt hái được nhiều doanh thu hơn nữa.
TÌM HIỂU THÊM: NÔNG SẢN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: XU HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT
Đặc sản của Ba Lan - mật ong, sản phẩm từ sữa và sô cô la
Mật ong, sữa và sô cô la. Hương vị và lợi ích của các sản phẩm này rất phổ biến và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Một ly sữa chứa đầy đủ dinh dưỡng và vitamin. Mật ong là liều thuốc chữa cảm lạnh tuyệt vời. Còn sô cô la sẽ giúp mọi người cảm thấy tích cực hơn, dù đang ở đâu trên trái đất này.
Mời các bạn tiếp tục cùng tham gia một hành trình hấp dẫn đến Ba Lan, đất nước ở trái tim của Châu Âu, nơi chuyên sản xuất những đặc sản phổ biến nhưng rất độc đáo.
Mật ong - đồ ngọt tự nhiên và lành mạnh
Nghề nuôi ong ở Ba Lan có truyền thống nhiều thế kỷ. Sự đa dạng của các loại cỏ cây và những người thợ giàu kinh nghiệm là nhân tố làm cho mật ong Ba Lan có hương vị phong phú và chất lượng.
Mật thu hoạch từ các vườn nuôi bên cạnh các vườn cây ăn trái, các khu rừng hoặc cánh đồng. Nhờ phương pháp này, Ba Lan có nhiều loại mật ong truyền thống và các sản phẩm từ mật ong.
Một đặc sản khác của Ba Lan là rượu mật ong (mật ong lên men), với truyền thống gần 1000 năm. Các vườn nuôi ở Ba Lan cũng sản xuất được mật ong đa hương vị, từ hoa quả, các loại hạt và thậm chí cả gia vị.
Mật ong được đóng gói với nhiều dung tích khác nhau theo nhu cầu của khách hàng. Các hình thức vận chuyển đảm bảo chất lượng sản phẩm và khả năng vận chuyển đường dài.
Các sản phẩm từ sữa - hương vị tuyệt vời với giá cả cạnh tranh
Địa hình đồng bằng và khí hậu ôn đới đã trao tặng Ba Lan những điều kiện tuyệt vời để chăn nuôi bò sữa. Các đàn bò nhỏ, đồng cỏ và thức ăn chăn nuôi tự nhiên là bí quyết tạo nên hương vị, mùi thơm và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của sữa bò Ba Lan. Phương pháp sản xuất hiện đại và nguyên tắc đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt đem lại chất lượng và an toàn vệ sinh của sản phẩm tinh tế. Các nhà máy chế biến áp dụng các hệ thống chất lượng HACCP (Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn) và Tiêu chuẩn toàn cầu BRC Global Standard.
Nhờ những ưu điểm này và sự phong phú của nguồn cung cấp, sữa Ba Lan đã có mặt hầu như khắp nơi trên thế giới. Sản lượng sữa trong năm 2020 là 14,4 triệu tấn, trong đó 4,7 triệu tấn (33% sản lượng) được xuất khẩu. Việt Nam, một đối tác thương mại quan trọng của Ba Lan, nhập khẩu từ Ba Lan sữa và các sản phẩm sữa với tổng trị giá 23 triệu EUR, tương đương 1% xuất khẩu của Ba Lan.
Các món ăn nổi tiếng Ba Lan có nguồn gốc từ sữa là sữa tươi và kem, bơ, phô mai và phô mai tươi, cũng như các sản phẩm sữa lên men: sữa chua, kem tươi, bơ và các món tráng miệng. Các sản phẩm ở dạng bột cũng đóng một vai trò quan trọng: sữa tách béo và sữa béo, bột whey và casein. Nhờ bao bì thích hợp (chủ yếu là MAP) và các giải pháp được sử dụng trong vận chuyển đường dài, người nhận cuối cùng đảm bảo sẽ nhận được sản phẩm hoàn toàn chất lượng, lành mạnh và tươi mới.
Sản phẩm sô cô la - đồ ngọt cổ điển với hình thức hiện đại
Ba Lan là nước xuất khẩu sô cô la hàng đầu thế giới. Thành phần tự nhiên, chất lượng và hương vị tuyệt vời là bí quyết thành công của các nhà sản xuất những loại kẹo cổ điển và vượt thời gian này ở Ba Lan. Sự phong phú về chủng loại các sản phẩm sẽ làm hài lòng cả những người tiêu dùng khó tính nhất. Các sản phẩm sô cô la của Ba Lan bao gồm sô cô la cổ điển, sô cô la thanh, kẹo sô cô la, cũng như sô cô la dạng ống. Sô cô la thuần chay và sô cô la thủ công cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn, khách hàng có thể tự lựa chọn mùi vị theo sở thích.
Đặc sản truyền thống của Ba Lan được đánh giá cao trên toàn thế giới có món mận bọc trong sô cô la, bọt sữa tinh tế trong sốt sô cô la, hay bánh gato sô cô la được trang trí bằng tay.
Chất lượng của sản phẩm được đảm bảo bởi các hệ thống chất lượng đã nêu ở trên như HACCP, BRC Global Standard và IFS. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất dán nhãn sản phẩm của họ bằng chứng chỉ UTZ và RSPO, nhờ đó họ hỗ trợ việc sản xuất bền vững ca cao và dầu cọ.
Vào năm 2020, các sản phẩm sô cô la của Ba Lan đã có mặt trên 150 quốc gia. Đồ ngọt của Ba Lan thậm chí đã tới tận Nam Cực! Các nước châu Á ngày một nhập khẩu bánh kẹo từ Ba Lan nhiều hơn. Hơn 500 tấn sản phẩm sô cô la của Ba Lan được bán cho thị trường khó tính như Singapore mỗi năm. Hơn 69 tấn bánh kẹo với trị giá 347 nghìn EUR đã được Ba Lan xuất khẩu sang Việt Nam trong năm 2020.
Có thể thấy, đồ ngọt của Ba Lan - trái tim ngọt ngào của Châu Âu - đã đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam. Sản phẩm sô cô la của Ba Lan là sự kết hợp hoàn hảo cho ly cà phê thơm ngon của Việt Nam, chúng cũng có thể là món quà tuyệt vời cho những người thân yêu. Sô cô la luôn sẽ là món quà phù hợp với mọi hoàn cảnh, còn hương vị của chúng sẽ làm mọi người đều hài lòng.
Trung tâm Hỗ trợ Nông nghiệp Quốc gia (KOWR)
Là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ba Lan, với chức năng hỗ trợ ngành nông sản và tìm kiếm đối tác nước ngoài cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này của Ba Lan như tổ chức B2B và các chuyến đi khảo sát.