“Làm hãng” nghe rất quen mà cũng lạ với nhiều người Việt Nam có bạn bè hoặc người thân bên Mỹ. Nếu bạn chưa hình dung ra nó là gì? Xin mời tiếp tục đọc bài viết này.
Một vài công việc làm hãng ở Mỹ
Công việc nào cũng có cái khó riêng. Có những công việc nặng đòi hỏi thể chất, có những công việc đòi hỏi kỹ thuật như: hàn, tiện. Cũng có những công việc tương đối dễ.
Thời gian đầu nếu chưa tìm được việc phù hợp sẽ thấy hơi cực. Tuy nhiên nếu tìm được việc phù hợp và làm quen tay thì sau này sẽ ổn định hơn.
Khó khăn lớn nhất có lẽ chính là cản trở về tiếng Anh. Nên mọi người thường tìm những hãng có người Việt để dễ xin việc.
Ở Mỹ có một luật về công bằng trong lao động, không được kỳ thị người xin việc dựa trên độ tuổi, giới tính, sắc tộc,… Người Việt ai cũng chịu thương chịu khó nên dù sẽ có những người gặp cản trở về ngôn ngữ, tuy nhiên cứ làm việc chăm chỉ thì mọi khó khăn sẽ được vượt qua.
Bài viết “làm hãng ở Mỹ” được tham khảo từ bài viết của Võ Kiến Thành. Admin nhóm Facebook Luật di trú và cuộc sống Mỹ.
Từ 2008 đến nay, Tập đoàn Vingroup liên tục nhận được các giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế:
Tại Lễ trao giải thưởng Bất động sản Quốc tế (IPA), VINGroup là công ty Việt Nam đầu tiên đạt hai vị trí cao nhất thế giới và khu vực với dự án Landmark81. Landmark 81 đặc biệt ghi điểm nhờ kiến trúc độc đáo, mang hình ảnh bó tre truyền thống, tượng trưng cho sức mạnh, đoàn kết và tinh thần vươn lên, chinh phục đỉnh cao mới của một thế hệ người Việt năng động.
Đây cũng là lần đầu, một công trình cao tầng của Việt Nam, vượt qua các tòa tháp xuất sắc nhất 5 châu lục, để giành ngôi vị số 1 toàn cầu và chính thức bước vào danh sách những công trình đẳng cấp nhất thế giới.
Những ngày cuối năm 2017, tin vui liên tiếp đã đến với Vingroup khi cty thành viên Vin Retail (chuyên về phát triển mặt bằng bán lẻ) ngay lập tức gia nhập Câu lạc bộ Top 10 công ty vốn hóa đứng đầu thị sàn chứng khoán sau khi đưa cổ phiếu lên niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Được đánh giá là cty đầy tiềm năng khi sở hữu hệ thống trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, Vin Retail là tâm điểm khi được các nhà đầu tư giao dịch hơn 740 triệu USD trong một phiên, được Tạp chí uy tín FinanceAsia bình chọn là “Giao dịch đầu tư vốn cổ phần tư nhân thành công nhất châu Á – Thái Bình Dương” năm 2017. Đây cũng là thương vụ đi đầu của một DN Việt được vinh danh tại hạng mục này.
Với việc tên tuổi được công nhận, Vingroup dần khẳng định vị thế dẫn đầu và tiềm lực phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn, cũng như góp phần vào việc nâng cao vị thế của DN Việt trên đấu trường quốc tế.
Việt Nam đã bắt đầu tiền hành chuyển đổi và sử dụng thẻ căn cước công dân với người dân trong nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại thẻ này cũng như những lợi ích của nó. Trong bài viết này, VYC Travel sẽ trình bày cho bạn về thẻ căn cước công dân là gì, hướng dẫn các bước thủ tục làm thẻ căn cước công dân cũng như lợi ích của thẻ căn cước công dân.Việt Nam đã bắt đầu tiền hành chuyển đổi và sử dụng thẻ căn cước công dân với người dân trong nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại thẻ này cũng như những lợi ích của nó. Trong bài viết này, VYC Travel sẽ trình bày cho bạn về thẻ căn cước công dân là gì, hướng dẫn các bước thủ tục làm thẻ căn cước công dân cũng như lợi ích của thẻ căn cước công dân. THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN LÀ GÌ? Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Nói theo cách khác, Thẻ căn cước công dân là một dạng Chứng minh nhân dân thế hệ mới, trong đó thể hiện các thông tin cá nhân của tất cả các công dân Việt Nam và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ khác. Từ ngày 01/01/2016, Chứng minh nhân dân loại cũ sẽ được thay thế bằng Thẻ Căn cước công dân. Chứng minh nhân dân vẫn có hiệu lực theo quy định, nhưng sau một thời hạn nhất định sẽ phải đổi hoàn toàn sang Thẻ Căn cước công dân. Theo luật Căn cước công dân, các công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Theo quy định, mặt trước của thẻ căn cước công dân gồm các thông tin: ảnh, số thẻ căn cước công dân, họ và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn. Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ, dấu của cơ quan cấp thẻ. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Công dân sẽ được miễn phí cấp thẻ căn cước công dân lần đầu và chỉ phải nộp lệ phí nếu cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân. LỢI ÍCH CỦA THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN Thẻ Căn cước công dân hứa hẹn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho các công dân khi sử dụng, nổi bật trong đó là: + Thẻ căn cước thay thế các giấy tờ công dân được sử dụng từ trước đến nay như: số hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, sổ bảo hiểm xã hội,… + Trong tương lai, Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu. + Công dân sẽ được miễn phí cấp Thẻ căn cước công dân lần đầu và chỉ phải nộp lệ phí nếu cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân. + Sau khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân sẽ được gắn chip để trở thành thẻ công dân điện tử, giúp người dân loại bỏ khá nhiều loại giấy tờ tùy thân khi tham gia các giao dịch trong đời sống hàng ngày. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THỦ TỤC LÀM THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN Theo Luật, công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục căn cước nhanh, chính xác theo quy định. 1. Về Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân a) Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân; b) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân; Trường hợp công dân chưa có thông tin hoặc thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu; Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu. c) Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này. d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định. Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt; Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó. đ) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân; e) Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định. 2. Trình tự thực hiện cấp thẻ căn cước công dân Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận, huyện, thị xã nơi công dân đăng ký thường trú. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin công dân kê khai với thông tin của công dân trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành nhận dạng, thu nhận thông tin, vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn trả Căn cước công dân cho công dân. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại. Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Bước 3: Trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Theo luật của nước này, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Thành phần hồ sơ a) Sổ hộ khẩu; b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01). + Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước: + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an; + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; + Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. 3. Lệ phí làm thẻ Căn cước công dân Nếu làm lần đầu (14 tuổi): Miễn phí. Đổi Căn ước ông dân vào năm 25, 40, 60 tuổi: Miễn phí. Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang Căn cước công dân: 30 nghìn đồng. Đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị hư hỏng, sai sót thông tin cần đổi: 50 nghìn đồng (Nếu sai sót thông tin do cán bộ thì miễn phí). Đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị mất, cấp lại: 70 nghìn đồng. Người dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; biên giới; huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định,… 4. Thời gian cấp thẻ căn cước công dân Theo Luật Căn cước công dân năm 2014 tại Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây: + Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; + Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; + Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;