Hà Nội (TTXVN 14/11/2023) Cách đây 25 năm, ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 10. Sự kiện này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, có thể thấy Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.
Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về du lịch và tổ chức thực thi pháp luật về du lịch
Ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng ký ban hành Quyết định số 1536/QĐ-BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
Theo đó, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam là tổ chức hành chính thuộc Bộ VHTTDL, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về du lịch và tổ chức thực thi pháp luật về du lịch trên phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật.
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và trụ sở tại Hà Nội, tên tiếng Anh là Viet Nam National Authority of Tourism (VNAT).
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam có 27 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam quản lý, tổ chức thực hiện việc thẩm định, quyết định công nhận và thu hồi quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao, 05 sao theo quy định của pháp luật; công bố danh sách cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch của cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh; tổ chức kiểm tra, chất lượng cơ sởlưu trú du lịch trên toàn quốc.
Quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nội địa trên toàn quốc.
Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi thẻhướng dẫn viên du lịch của cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh; tổ chức kiểm tra hoạt động hướng dẫn du lịch của các hướng dẫn viên du lịch, việc quản lý hoạt động hướng dẫn du lịch của các khu du lịch, điểm du lịch trên toàn quốc.
Tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo phân công của Bộ trưởng.
Công bố danh sách cơ sở giáo dục tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụđiều hành du lịch và quản lý chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch trên trang tin điện tử quản lý lữ hành; công bố danh sách cơ sở giáo dục tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và quản lý chứng chỉ nghiệp vụhướng dẫn du lịch trên trang tin điện tử quản lý hướng dẫn viên; hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch, chứng chỉ nghiệp vụhướng dẫn du lịch.
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, công nhận khu du lịch cấp tỉnh, điểm du lịch; hướng dẫn việc quản lý khu du lịch, điểm du lịch; kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch...
Cơ cấu tổ chức của Cục Du lịch Việt Nam
Theo cơ cấu tổ chức mới, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam sẽ có cục trưởng và các phó cục trưởng.
7 phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: 1-Phòng Kế hoạch, Tài chính; 2-Phòng Tổ chức cán bộ; 3-Phòng Quản lý lữ hành; 4-Phòng Quản lý lưu trú du lịch; 5-Phòng Quản lý xúc tiến du lịch; 6-Phòng Quan hệ quốc tế; 7-Văn phòng.
2 đơn vị sự nghiệp công lập: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch; Trung tâm Thông tin du lịch.
Văn phòng và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam là đơn vị sử dụng ngân sách, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Về quy định chuyển tiếp, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ kế thừa các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Du lịch theo quy định.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch có trách nhiệm thực hiện các thủ tục sáp nhập Tạp chí Du lịch vào Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch theo quy định của pháp luật, hoàn thành trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Trước đó, Nghị định 01/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 16/1 quy định Cục Du lịch Quốc gia thay cho Tổng cục Du lịch hiện tại.
Nghị định 01/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/2, thay thế Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, theo Quyết định số 1536/QĐ-BVHTTDL, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã chính thức có tên gọi mới là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập.
Ngày 27/6/1978, Tổng cục Du lịch được thành lập theo Quyết nghị 262NQ/QHK6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 8 đã thông qua nghị quyết sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ Thương mại và Du lịch.
Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ.
Từ 31/7/2007 đến nay, Tổng cục Du lịch được sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo quy định tại Nghị quyết số 01/2007 của Quốc hội.